Chào hỏi là một phần quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Ở bài học trong bộ giáo trình hán ngữ này, chúng ta sẽ học cách chào hỏi cơ bản bằng tiếng Trung, cụ thể là câu “你好” (Nǐ hǎo) – nghĩa là “Xin chào”.
Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓
Mục tiêu
- Làm quen với câu chào hỏi cơ bản: “Xin chào!” – 你好 (Nǐ hǎo).
- Hiểu cách phát âm các thanh mẫu: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h.
- Nắm vững các vận mẫu: a, o, e, i, u, ai, ei, ao, ou.
- Làm quen với thanh điệu trong tiếng Trung để phát âm chính xác.
“你好” (Nǐ hǎo) là câu chào hỏi phổ biến nhất trong tiếng Trung, được sử dụng khi gặp mặt người khác, bất kể thời gian nào trong ngày.
→ Tải [ MP3, PDF ] của Giáo trình Hán ngữ Quyển 1
#1. Ngữ âm Bài 1
Trong ngữ âm bạn cần nắm rõ 3 phần sau: thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu để ghép thành một từ.
1. Thanh mẫu
Thanh mẫu hay còn gọi là phụ âm. Trong tiếng Trung có 21 phụ âm bao gồm:
a. Âm môi: gồm các âm b, p, m
- Âm b: đây là âm 2 môi, không bật hơi. Hai môi khép chặt, khoang miệng chứa đầy hơi, hai môi bật mở nhanh
- Âm p: Âm 2 môi, 2 môi mím chặt vào nhau và bật hơi mạnh ra.
- Âm m đọc như tiếng Việt.
b. Âm môi – răng: f là âm Răng trên tiếp xúc với môi dưới tạo ra luồng hơi ma sát thoát ra ngoài.
c. Âm đầu lưỡi giữa: d t n l
- Âm d và t có vị trí cấu âm giống nhau đều để đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ hơi rồi đầu lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi đột ngột ra ngoài. Tuy nhiên điểm khác là âm t bật hơi.
- Âm n và l thì có cách phát âm tương tự như tiếng Việt.
d. Âm cuống lưỡi: g k h
- Âm g và k có vị trí cấu âm giống nhau: đưa phần cuống lưỡi lên cao sát ngạc mềm. Âm k đọc gần như kh nhưng bật hơi trong cổ họng
- Âm h đọc gần như âm k nhưng chỉ hơi bật hơi nhẹ trong cổ họng.
2. Vận mẫu
Vận mẫu hay còn gọi là nguyên âm. Hệ thống ngữ âm chữ Hán có 36 nguyên âm gồm:
Vận mẫu | ||||||
Vận mẫu đơn | a | o | e | i | u | ǚ |
Vận mẫu kép | ai | ei | ao | ou |
3. Thanh điệu
Tiếng Hán phổ thông có bốn thanh điệu cơ bản:
- Thanh 1 (thanh ngang) ā : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).
- Thanh 2 (thanh sắc) á : Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).
- Thanh 3 (thanh hỏi) ǎ : Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa (độ cao 2-1-4).
Vì cao độ lúc xuống thấp sẽ nghe hơi giống dấu nặng trong tiếng Việt. - Thanh 4 (thanh huyền) à : Thanh này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1).
Thanh điệu khác nhau thì ý nghĩa biểu đạt cũng khác nhau.
Ví dụ:
八 | 拔 | 把 | 爸 |
Bā | bá | bǎ | bà |
Số 8 | nhổ | cắm | bố |
* Chú ý biến âm
Khi hai âm tiết mang 2 thanh 3 liền nhau thì thanh ba thứ nhất đọc thành thanh 2.
Ví dụ:
- nǐ hǎo ⭢ ní hǎo
- hǎo mǎ ⭢ háo mǎ
#2.Các nét cơ bản trong chữ Hán (汉字的基本笔画)
Chữ Hán được cấu thành từ các nét cơ bản. Việc nắm vững các nét này là bước đầu tiên để viết chữ Hán đúng, đẹp và chuẩn theo quy tắc. Dưới đây là tổng hợp các nét cơ bản, kèm theo tên gọi, cách viết và ví dụ minh họa.
1. Nét ngang (横 – héng)
Nét ngang kéo từ trái sang phải.
Ví dụ:
- 一 (yī – một),
- 大 (dà – to),
- 王 (wáng – vua).
→ Cách viết: Đặt bút bên trái, kéo sang phải.
2. Nét dọc (竖 – shù)
Nét thẳng kéo từ trên xuống dưới.
Ví dụ:
- 十 (shí – mười),
- 中 (zhōng – trung).
→Cách viết: Đặt bút trên, kéo thẳng xuống.
3. Nét phẩy (撇 – piě) (nét xiên trái)
Nét xiên kéo từ trên trái xuống dưới phải.
Ví dụ:
- 人 (rén – người),
- 八 (bā – tám).
→ Cách viết: Đặt bút trên, kéo chéo xuống trái.
4. Nét mác (捺 – nà) (nét xiên phải)
Nét xiên kéo từ trên trái xuống dưới phải.
Ví dụ:
- 人 (rén – người),
- 八 (bā – tám).
→ Cách viết: Đặt bút trên, kéo chéo xuống phải.
5. Nét gập (折 – zhé) (nét gấp khúc)
Nét này có một lần gập.
Ví dụ:
- 口 (kǒu – miệng),
- 日 (rì – mặt trời).
→ Cách viết: Viết một nét ngang, sau đó gập xuống thành nét dọc.
6. Nét móc (钩 – gōu)
Nét móc có dạng như lưỡi câu.
Ví dụ:
- 小 (xiǎo – nhỏ),
- 我 (wǒ – tôi).
→ Cách viết: Viết nét dọc hoặc ngang, sau đó tạo một móc nhỏ.
7. Nét chấm (点 – diǎn)
Nét chấm là một dấu chấm nhỏ.
Ví dụ:
- 小 (xiǎo – nhỏ),
- 六 (liù – sáu).
→ Cách viết: Đặt bút và nhấc lên nhanh.
Mẹo học nhanh:
- Luyện viết từng nét thật nhiều lần.
- Khi viết chữ Hán, luôn nhớ quy tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
#3. Quy tắc viết chữ Hán cơ bản (汉字书写规则)\
Viết chữ Hán không chỉ là việc vẽ các nét mà là một nghệ thuật với những quy tắc cụ thể, giúp chữ viết rõ ràng, đẹp mắt và nhất quán. Dưới đây là các quy tắc cơ bản cần ghi nhớ:
1. Viết từ trên xuống dưới (从上到下)
Các nét phía trên được viết trước, sau đó mới đến các nét phía dưới.
Ví dụ:
- 三 (sān – ba): Viết lần lượt từ nét ngang trên xuống nét ngang dưới.
- 日 (rì – mặt trời): Viết nét ngang trên → nét dọc → nét ngang dưới.
2. Viết từ trái sang phải (从左到右)
Nét bên trái viết trước, nét bên phải viết sau.
Ví dụ:
- 你 (nǐ – bạn): Bộ nhân đứng (亻) bên trái viết trước, sau đó đến phần bên phải.
- 河 (hé – sông): Bộ thủy (氵) bên trái viết trước, rồi đến phần bên phải.
3. Nét ngang trước, nét dọc sau (先横后竖)
Khi có nét ngang và nét dọc giao nhau, viết nét ngang trước rồi mới đến nét dọc.
Ví dụ:
- 十 (shí – mười): Viết nét ngang rồi đến nét dọc.
- 王 (wáng – vua): Viết lần lượt các nét ngang trước, sau đó mới đến nét dọc.
4. Viết nét sổ thẳng trước, nét xiên sau (先撇后捺)
Nét sổ thẳng (sổ đứng) viết trước, nét xiên (phẩy, mác) viết sau.
Ví dụ:
- 人 (rén – người): Viết nét phẩy bên trái trước, sau đó viết nét mác bên phải.
5. Viết nét bao quanh trước, phần bên trong sau (先外后内)
Với các chữ có bộ bao quanh, viết nét bao trước rồi mới viết phần bên trong.
Ví dụ:
- 回 (huí – quay lại): Viết bộ bao quanh (囗) trước, sau đó mới viết phần bên trong (口).
- 国 (guó – quốc gia): Viết bộ bao (囗) trước, sau đó viết chữ ngọc (玉) bên trong.
6. Nét giữa viết trước, nét hai bên viết sau (先中间后两边)
Khi có nét giữa làm trụ, viết nét giữa trước, sau đó mới viết hai bên.
Ví dụ:
- 小 (xiǎo – nhỏ): Viết nét dọc chính giữa trước, sau đó đến hai nét chéo hai bên.
- 水 (shuǐ – nước): Viết nét dọc ở giữa trước, sau đó đến hai nét xiên.
7. Đóng khung sau cùng (封口最后写)
Với các chữ có nét bao quanh khép kín, nét đóng khung được viết sau cùng.
Ví dụ:
- 日 (rì – mặt trời): Viết ba nét trước, sau đó viết nét ngang cuối cùng để đóng khung.
- 国 (guó – quốc gia): Viết các nét bên trong trước, sau đó mới viết nét khép khung bên ngoài.
#4. Từ vựng
Điều cần thiết và quan trọng khi học tiếng Trung là từ vựng. Chúng ta cần nắm bắt được các từ vựng tiếng Trung để hiểu được ý nghĩa của từng từ cho nên hãy nhớ học viết từ vựng nhé.
1.你 nǐ: Ông, bà, anh, chị, em… Chào hỏi trong tiếng Trung không phân biệt vai vế xã hội, huyết thống và độ tuổi nên đối phương nói chuyện với bạn đều được gọi là 你
Ví dụ: 你好。Nǐ hǎo. Xin chào
2. 好 hǎo: Tốt, đẹp, ngon
Ví dụ:
- 好吗 (好嗎) ?Hǎo ma? Tốt không?
- 不好。Bù hǎo. Không tốt.
3.一 yī: số 1
Ví dụ:
一号 (一號)。Yī hào. Số 1
4. 五 wǔ: số 5
Ví dụ:
五号 (五號) wǔ hào. Số 5:
5. 八 bā: số 8
Ví dụ:
八号 (八號) bā hào. Số 8
6. 大 dà: To, lớn
Ví dụ:
- 大吗 (大嗎) ? Dà ma? To không?
- 大。Dà. To
- 不大。Bù dà. Không to.
7. 不 bù: Không, chẳng
Ví dụ:
- 不好。Bù hǎo. Không tốt
- 不白。Bù bái. Không trắng
- 不大。Bù dà. Không to
8. 口 kǒu: Miệng, nhân khẩu
Ví dụ:
三口人。Sānkǒu rén. Ba người
9. 白 bái: Trắng
Ví dụ:
- 白吗 (白嗎)?Bái ma? Trắng không?
- 白。 Bái. Trắng
- 不白。 Bù bái. Không trắng.
10. 女 nǚ: Nữ, phụ nữ
.
Ví dụ:
女儿。Nǚ’ér. Con gái
11. 马 (馬) mǎ: Con ngựa
Ví dụ:
- 白马 (白馬)。Bái mǎ. Ngựa trắng
- 大马 (大馬). Dà mǎ. Ngựa to
- 好马 (好馬)。Hǎo mǎ. Ngựa tốt.
Cách ghi nhớ từ vựng nhanh qua ý nghĩa
- 你 (nǐ) bạn, chữ 你 được tạo thành bởi 3 bộ, gồm: bộ nhân đứng(亻) chỉ người, bộ mịch(冖) là dải lụa và bộ tiểu(小) là nhỏ. 3 bộ này ghép lại với nhau được chữ 你 ý nghĩa là người mà từ nhỏ quấn chung dải lụa thì là bạn.
- 好(hǎo) tốt, chữ 好 gồm 2 bộ đó là bộ nữ(女) chỉ người phụ nữ và bộ tử(子) là con trai. theo quan niệm thời xưa người phụ nữ sinh được con trai là chuyện tốt.
- 一 (yī) Hán Việt đọc là nhất, người Việt Nam chúng ta cũng thường xuyên sử dụng từ Hán Việt này cho nên rất dễ để ghi nhớ.
- 五( wǔ) nhìn khá giống với số 5 nhưng 五 vuông và nhiều nét hơn.
- 八 (bā) số 8 một con số may mắn trong quan niệm của cả người Trung Quốc và người Việt Nam.
- 大 (dà) to lớn, một người đang dang rộng hai tay hai chân nhìn thật to lớn.
- 白 (bái) trắng, bên trên nét phẩy bên dưới chữ nhật (日).
- 女 (nǚ) phụ nữ, một người phụ nữ đang đi gánh nước.
Bộ thủ trong Giáo trình Hán ngữ bài 1 quyển 1
- Bộ nhân đứng(亻) chỉ người.
- Bộ mịch(冖) là dải lụa, quàng khăn lên.
- Bộ tiểu(小) là nhỏ, bé.
- Bộ nữ(女) chỉ người phụ nữ.
- Bộ tử(子) là con trai.
- Bộ Bạch (白) là màu trắng.
#5. Ngữ pháp
Trong Ngữ pháp Bài 1 Giáo trình Hán ngữ quyển 1 có 4 điểm cần lưu ý:
#1. Cách chào hỏi tiếng Trung
Cấu trúc:
[Danh xưng/người cần chào] + 好!(hǎo) (Chào ai đó bằng cách thêm “好” sau danh xưng.)
Ví dụ:
- 你好! (Nǐ hǎo!) → Xin chào! (Chào một người)
- 老师好! (Lǎoshī hǎo!) → Chào cô/thầy!
- 爸爸好! (Bàba hǎo!) → Chào bố!
- 妈妈好! (Māma hǎo!) → Chào mẹ!
Mở rộng:
Chào nhiều người:
- 你们好! (Nǐmen hǎo!) → Chào các bạn!
Chào lịch sự, trang trọng:
- 您好! (Nín hǎo!) → Chào ông/bà/ngài! (Dùng khi nói với người lớn tuổi hoặc thể hiện sự tôn trọng.)
#2. Cách dùng câu hỏi “phải không?” với 吗?
Cấu trúc:
[Khẳng định] + 吗?(ma) (Chỉ cần thêm 吗 vào cuối câu khẳng định để tạo thành câu hỏi “phải không?”.)
Ví dụ:
- 你好吗? (Nǐ hǎo ma?) → Bạn khỏe không?
- 大吗? (Dà ma?) → To không?
- 白吗? (Bái ma?) → Trắng không?
- 好吗? (Hǎo ma?) → Tốt/được không?
Lưu ý:
- Trả lời Đúng/Phải: 是 (shì) hoặc 对 (duì).
- Trả lời Không: 不是 (bú shì) hoặc 不对 (bú duì).
#3. Cách dùng từ “không” với 不
Cấu trúc:
不 + [Động từ/Tính từ] (Dùng để phủ định động từ hoặc tính từ.)
Ví dụ:
- 不大 (bù dà) → Không to.
- 不好 (bù hǎo) → Không tốt, không khỏe, không được.
- 不白 (bù bái) → Không trắng.
Lưu ý đặc biệt:
- Khi động từ là 有 (yǒu – có) thì dùng 没有 (méiyǒu) thay vì 不有.
- 我没有书。 (Wǒ méiyǒu shū.) → Tôi không có sách.
#4. Cách sử dụng tính từ trong tiếng Trung
Cấu trúc:
[Tính từ] + [Danh từ] (Tính từ đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ.)
Ví dụ:
- 白马 (bái mǎ) → Ngựa trắng (白: trắng; 马: ngựa)
- 大马 (dà mǎ) → Ngựa to (大: to)
- 好马 (hǎo mǎ) → Ngựa tốt (好: tốt)
Mở rộng:
Khi tính từ là định ngữ phức tạp hoặc dài hơn 1 chữ, cần dùng 的 (de):
- 漂亮的衣服 (piàoliang de yīfu) → Quần áo đẹp.
- 聪明的学生 (cōngming de xuéshēng) → Học sinh thông minh.
#6. Hội thoại
Chúng ta hãy cùng nhau học đoạn hội thoại chào hỏi cơ bản trong cuộc sống hàng ngày nhé
- A: 你好!Xin chào Nǐ hǎo
- B: 你好!Xin chào Nǐ hǎo
Qua bài học này, chúng ta đã biết cách chào hỏi cơ bản bằng tiếng Trung với câu “你好”. Đây là bước đầu tiên học tiếng trung quan trọng để xây dựng các kỹ năng giao tiếp sau này. Hãy luyện tập thường xuyên để phát âm chuẩn và giao tiếp tự nhiên hơn.
→ Xem tiếp nội dung Bài 2: Giáo trình hán ngữ Quyển 1 – Tiếng Hán không khó lắm