Tân ngữ là một trong những chủ điểm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Trung. Hôm nay, hãy cùng tiếng Trung Chinese tìm hiểu chủ đề Tân ngữ trong tiếng Trung bạn nhé!
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn trong việc làm chủ tiếng Trung.
Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓
Tân ngữ trong tiếng Trung là gì?
Tân ngữ thường đi sau động từ, liên từ hoặc giới từ, biểu đạt ý nghĩ của người hoặc vật chịu sự tác động của động từ giới từ đứng trước nó hoặc biểu đạt mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ.
Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ, nó có thể nằm ở giữa câu hoặc cuối câu, có thể là một từ hoặc một cụm từ
Ví dụ về tân ngữ trong tiếng Trung:
1. 什么叫信息?Shénme jiào xìnxi? Thông tin là gì?
2. 门口围着一群看热闹的。Ménkǒu wéizhe yīqún kàn rènào de. Có một đám đông vây quanh cửa để xem náo nhiệt.
3. 马克思认为知识是进行斗争和为无产阶级解放事业服务的手段。Mǎkèsī rènwéi zhīshì shì jìnxíng dòuzhēng hé wéi wúchǎn jiējí jiěfàng shìyè fúwù de shǒuduàn. Mác cho rằng tri thức là phương tiện để đấu tranh và phục vụ sự nghiệp giải phóng vô sản.
Cấu trúc Tân ngữ tiếng Trung
Câu một tân ngữ
Chủ ngữ + động từ + tân ngữ
Ví dụ:
我教汉语. Wǒ jiào hànyǔ. Tôi dạy tiếng Trung
Câu có 2 tân ngữ (Câu vị ngữ động từ mang 2 tân ngữ)
Là câu sau động từ có thể mang hai tân ngữ. Tân ngữ thứ nhất là tân ngữ gián tiếp chỉ người, tân ngữ thứ 2 là tân ngữ trực tiếp chỉ sự vật
Chủ ngữ + động từ + tân ngữ 1 + tân ngữ 2
Ví dụ:
王老师教我汉语. Wáng lǎoshī jiào wǒ hànyǔ. thầy Vương day tôi tiếng Hán.
Các động từ mang 2 tân ngữ
给 (Gěi: cho), 送 (sòng: tặng), 还(hái; vẫn), 回答( huídá: trả lời),借(jiè:mượn), 收(shōu: thu), 拿(ná: cầm), 交(jiāo: giao), 寄(jì: gửi), 问(wèn: hỏi) , 教(jiào: dạy), 发(fā: phát), 告诉(gàosù: nói), 通知( tōngzhī: thông báo), 报告(bàogào: báo cáo), 请示(qǐngshì), 请教(qǐngjiào), 麻烦( máfan: phiền phức)…
Ví dụ:
1. 他给我一本词典. Tā gěi wǒ yī běn cídiǎn . Anh ấy đưa cho tôi một cuốn từ điển
2. 老师问我一个问题. lǎoshī wèn wǒ yīgè wèntí. Giáo viên hỏi tôi một câu hỏi
3. 他借我一本书. tā jiè wǒ yī běn shū . Anh ấy đã mượn tôi một cuốn sách
4. 爸爸送我一件毛衣. bàba sòng wǒ yī jiàn máoyī. Bố đã cho tôi một chiếc áo len
5. 她告诉我这个消息. tā gàosù wǒ zhège xiāoxī. Cô ấy nói với tôi tin tức
6. 她还我50 块钱 . tā huán wǒ 50 kuài qián. Cô ấy trả lại tôi 50 tệ
Sự khác biệt giữa tân ngữ và bổ ngữ là gì?
a. Phân biệt nghĩa
Tân ngữ là đối tượng đề cập đến của động từ, trả lời câu hỏi “ai?”, “cái gì?”.
Ví dụ:
1: 看电视。⇒ 看什么?⇒ “电视”. Kàn diànshì.⇒ Kàn shénme?⇒ “Diànshì” . xem tivi ⇒ xem cái gì? ⇒ xem “TV”
2: 美国攻打伊拉克。 ⇒ 美国攻打“谁”? ⇒ “伊拉克”. Měiguó gōngdǎ yīlākè. ⇒ Měiguó gōngdǎ “shéi”? ⇒ “Yīlākè”. Hoa Kỳ tấn công Iraq. ⇒ Mỹ tấn công “Ai”? ⇒ “I-rắc”
– Bổ ngữ là thành phần nói rõ, bổ sung ở phía sau của tính từ, động từ, trả lời các câu hỏi “như thế nào, “bao nhiêu”, “bao lâu”.
Ví dụ:
1: 睡够了。⇒ 睡得怎么样? ⇒ “够了”. Shuì gòule.⇒ Shuì dé zěnme yàng? ⇒ “Gòule”. Ngủ đủ rồi. Giấc ngủ của bạn thế nào? ⇒ “Đủ”.
2: 跑了三趟。⇒ 跑了多少? ⇒ “三趟”. Pǎole sān tàng.⇒ Pǎole duōshǎo? ⇒ “Sān tàng”. chạy ba lần. ⇒ Bạn đã chạy bao nhiêu? ⇒ “Ba lần”
b. Sự khác biệt về từ loại
– Thông thường các danh từ, đại từ, từ chỉ số lượng, đoản ngữ mang tính danh từ đứng phía sau của thuật ngữ là tân ngữ. (thuật ngữ: động từ làm trung tâm vị ngữ).
Ví dụ:
1: 我有一个问题,可以问你妈?Wǒ yǒu yīgè wèntí, kěyǐ wèn nǐ mā? Em có một thắc mắc muốn hỏi anh được không?
2:我买了五本。Wǒ mǎile wǔ běn. Tôi đã mua năm quyển .
3: 你看第十课的生词。 Nǐ kàn dì shí kè de shēngcí. bạn nhìn các từ mới trong bài 10 đi.
– Động từ, tính từ, các đoản ngữ mang tính động từ và tính từ không chỉ có thể làm bổ ngữ mà cũng có thể làm tân ngữ. Có thể trả lời câu hỏi “cái gì” là tân ngữ, còn trả lời “như thế nào” là bổ ngữ.
Ví dụ:
1: 开展试验。⇒ 开展什么? ⇒ 试验(作宾语). Kāizhǎn shìyàn.⇒ Kāizhǎn shénme? ⇒ Shìyàn (zuò bīnyǔ). Tiến hành thí nghiệm. ⇒ Tiến hành cái gì? ⇒ thí nghiệm (làm đối tượng)
2: 开展顺利。⇒ 开展得怎么样?⇒ 顺利(作补语). Kāizhǎn shùnlì.⇒ Kāizhǎn dé zěnme yàng?⇒ Shùnlì (zuò bǔyǔ) ⇒ Đi suôn sẻ. ⇒ Diễn biến đang diễn ra như thế nào? ⇒ diễn ra suôn sẻ (làm bổ ngữ)
– Các đoản ngữ chỉ số lượng xuất hiện ở phía sau các thuật ngữ do tính chất của lượng từ quyết định. Thông thường do vật lượng từ tạo thành đoản ngữ số lượng làm tân ngữ, do động lượng từ tạo thành làm bổ ngữ.
Ví dụ:
1. 我们去看一次吧! ⇒ (作补语)Wǒmen qù kàn yīcì ba! ⇒ (Zuò bǔyǔ) . Chúng ta cùng đi xem một lần nhé! ⇒ (như phần bổ sung)
c. Phân biệt khi có hoặc không có từ phụ trợ cấu trúc “得“
– Trợ từ kết cấu “得” là tiêu chí của bổ ngữ, phía sau vị ngữ xuất hiện “得” thường đều là bổ ngữ.
Ví dụ:
1. 你回来那天,杜鹃花激动得流泪了 . (Nǐ huílai nèi tiān, dùjuān huā jīdòng de liúlèi le): Ngày anh về, đỗ quyên rưng rưng xúc động.
Nhưng trong các từ hợp thành như “觉得 (“Juédé: cảm nhận),获得(huòdé: nhận biết),取得晓得 (qǔdé xiǎodé: nhận biết)”. “得 (dé: được, đạt)” chỉ là một ngữ tố; nếu các từ này làm thuật ngữ, sự xuất hiện của những từ ngữ phía sau chúng không phải là bổ ngữ mà là tân ngữ.
Ví dụ:
1: 那个运动圆获得了冠军。Nàgè yùndòng yuán huòdéle guànjūn. Vòng thi thể thao đó đã tìm được ra được quán quân
2: 我一点也不觉得疲倦。 Wǒ yīdiǎn yě bù juédé píjuàn. Tôi không cảm thấy mệt mỏi gì cả.
d. Có sự thay thế của câu chữ “把” hay không?
Những đoản ngữ số lượng do vật lượng từ tạo thành, ở phía sau động từ vị ngữ, có khi làm tân ngữ, có khi làm bổ ngữ. Đoản ngữ số lượng có thể thay đổi thành câu chữ “把” là tân ngữ, không thể đổi là bổ ngữ.
Ví dụ:
1: 他浪费了两个钟头。⇒ 能说成: “他把两个钟头浪费了”. Tā làngfèile liǎng gè zhōngtóu. Néng shuō chéng: “Tā bǎ liǎng gè zhōngtóu làngfèile” . Anh ấy đã lãng phí hai giờ. ⇒ Có thể nói thành : “Anh ấy đã lãng phí hai giờ”
2: 他干了两个钟头。⇒ 不能说: “他把两个钟头干了”. Tā gànle liǎng gè zhōngtóu. Bùnéng shuō: “Tā bǎ liǎng gè zhōngtóu gànle”. Anh ấy đã làm việc trong hai giờ. ⇒ Không thể nói: “Anh ấy đã làm điều đó trong hai giờ”
Chú ý: Cách dùng sử động là chỉ cách dùng linh hoạt của tính từ trong tiếng Hán cổ đại. Tính từ được mượn dùng làm động từ, khiến cho tân ngữ phía sau có được tính chất hoặc trạng thái của tính từ đứng trước.
Ví dụ:
1. 能富贵将军者呈上也。 ⇒ 能使将军您富贵的人是呈上。(Néng fùguì jiāngjūn zhě chéng shàng yě. ⇒ Néng shǐ jiāngjūn nín fùguì de rén shì chéng shàng). Những người phú quý, danh tướng cũng có mặt. ⇒ Người có thể làm cho bạn giàu có và danh giá đã có mặt.
Trên đây là những cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung cơ bản cần nắm rõ. Chúc các bạn có 1 buổi học hiệu quả!