Dấu câu trong tiếng Trung: Cách gõ và Cách dùng chuẩn xác

Hôm nay trung tâm Chinese sẽ cùng các bạn tiếp tục học ngữ pháp tiếng Trung với nội dung ý nghĩa dấu câu. 

Các dấu câu trong tiếng Trung đa phần cũng giống dấu câu trong tiếng Việt và các ngôn ngữ tiếng Latin khác, nhưng có 1 vài khác biệt.

dau cau trong tieng trung
Dấu câu trong tiếng Trung

#1. Dấu chấm 句号– ký hiệu: 。

Cách dùng:

Biểu thị sự ngắt ngừng sau khi nói xong một câu.

Ví dụ: 我去邮局寄信Tôi đi bưu điện gửi thư.

Cách gõ:

Bấm phím . (dấu chấm) trên bàn phím sẽ ra dấu 。

Lưu ý: Phải chuyển qua bàn phím tiếng Trung thì khi bấm phím . (dấu chấm) mới ra được dấu 。của tiếng Trung

#2. Dấu phẩy 逗号– ký hiệu: ,

Cách dùng:

Biểu thị sự ngắt ngừng giữa một câu hoặc giữa các thành phần câu.

Ví dụ: 我爱花所以也要养花。

Tôi yêu hoa, nên cũng muốn trồng hoa.

Cách gõ:

Giống tiếng Việt: bấm phím , (dấu phẩy) sẽ ra dấu ,

#3. Dấu chấm chéo 顿号- ký hiệu: 、

Cách dùng:

Biểu thị sự ngắt ngừng giữa hai từ hoặc hai ngữ có quan hệ đẳng lập (quan hệ ngang bằng) và cùng làm một thành phần trong câu.

Ví dụ: 人们从表上可以知道美元日元、英镑和人民币的比价。

Người ta có hể từ bảng tỷ giá biết được tỷ giá của đồng Đô la Mỹ, đồng Yên Nhật, đồng bảng Anh với đồng Nhân dân tệ.

Cách gõ:

bấm phím \ (gạch chéo ngược, phím ngay phía trên phím Enter) sẽ ra dấu 、

#4. Dấu chấm phẩy 分号 – ký hiệu ;

Cách dùng:

ngăn cách giữa các phân câu có quan hệ đẳng lập trong một câu.

Cách gõ:

bấm phím ; (chấm phẩy) sẽ ra ;

Ví dụ: 人不犯我,我不犯人;人若犯我,我必犯人。

5. Dấu hai chấm 冒号 – ký hiệu :

Cách dùng: nêu ra ý liệt kê.

Cách gõ: bấm : (hai chấm) sẽ ra :

Ví dụ: 我要对你说的话就是:“祝你一路平安!”

#6. Dấu hỏi 问号- ký hiệu ?

Cách dùng: đặt cuối câu hỏi

Cách gõ:  bấm ? (Shift – hỏi chấm) sẽ ra ?

Ví dụ: 你住哪儿?

#7. Dấu chấm than 感情号 hoặc 感叹号 hoặc 惊叹号 – ký hiệu !

Cách dùng:

cuối câu cảm thán

Cách gõ:

nhấn tổ hợp Shift 1 sẽ ra !

Ví dụ: 月亮真美丽啊!

#8. Dấu móc 引号 – ký hiệu “” ‘’

Cách dùng:

a) Biểu thị ý, văn (của người khác) được sử dụng.

Ví dụ: 他对同学们说:“勤能补拙”。

Thầy nói với các bạn học sinh: “Cần cù bù khả năng”

b) Biểu thị cách gọi được định sẵn.

Ví dụ: 少年儿童欢度“六一” 国际儿童节

Trẻ em vui sướng hưởng tết Quốc tế thiếu nhi “1-6”.

c) Biểu thị nhấn mạnh phần được đưa ra.

Ví dụ: 一支 “地下王国” 的卫队

Một đội vệ binh của “Vương quốc dưới đất”

d) Biểu thị ý mỉa mai hoặc phủ định.

Ví dụ: 这样的“聪明人” 还是少一点更好。

Loại “người thông minh” như vậy ít đi một chút thì tốt hơn.

Chú ý: Trong một ý cần nhiều lần dùng dấu móc, thường thì dấu móc đơn ‘…’ ở trong dấu móc kép “…” ở ngoài

Trong chữ Hán phồn thể và chữ viết theo hàng dọc còn xuất hiện các hình thức khác của dấu móc như 『… 』,﹃…﹄(thay cho dấu móc kép) 「…」 , ﹁…﹂ (thay cho dấu móc đơn). Chữ Hán giản thể viết hàng ngang thì vẫn phổ biến dùng dấu móc kép “”

Cách gõ:

Gõ Shift “” ra “” (móc kép) hoặc ” ra ‘’ (móc đơn)

9. Dấu ngoặc đơn 括号- ký hiệu ()

Cách dùng:

biểu thị bộ phận được chú thích trong câu

Chú ý: ngoặc đơn có 3 loại cùng để biểu thị sự chú thích; gồm: () ngoặc đơn nhỏ hoặc ngoặc đơn tròn, [ ] ngoặc đơn vừa hoặc ngoặc đơn vuông và { } ngoặc đơn lớn hoặc ngoặc đơn hoa. Trong câu có nhiều ngoặc đơn, ngoặc đơn lớn ở ngoài ngoặc đơn vừa, ngoặc đơn nhỏ ở ngoài ngoặc đơn nhỏ {…[…(……)…]…}

Cách gõ:

gõ như gõ đóng mở ngoặc đơn bình thường

Ví dụ: 孔子(公元前551年~公元前479年)是中国古代思想家、政治家、教育家。

#10. Dấu chấm lửng 省略号 – ký hiệu ……

(6 chấm tròn, chiếm vị trí 2 ô chữ)

Cách dùng:

biểu thị bộ phận được giảm bớt.

Cách gõ:

Nhấn tổ hợp Shift 6 sẽ ra ……

Ví dụ: 要是……的话,……就……。

#11. Dấu gạch ngang 破折号 – ký hiệu ——

(gạch kéo dài chiếm vị trí 2 ô chữ)

Cách dùng:

a) biểu thị phần được giải thích

b) biểu thị ý được tiến thêm một bước

c) biểu thị sự chuyển ngoặt ý

Cách gõ:

bấm 2 lần tổ hợp Shift 7 ra ——

Ví dụ: 我们班只有一个人的了满分——小李。

人人快乐——家家快乐——国国快乐。

#12. Dấu nối 连接号 – ký hiệu —

(gạch ngang chiếm vị trí 1 hoặc 2 ô chữ, có khi nửa ô chữ)

Cách dùng:

a) biểu thị điểm bắt đầu – kết thúc của thời gian, địa điểm, con số

b) biểu thị sự liên quan giữa người hoặc sự vật

Cách gõ:

bấm 1 lần tổ hợp Shift 7

Ví dụ: 北京—上海的飞机。

#13. Dấu tên sách 书名号 – ký hiệu 《》〈〉

Cách dùng:

tên bài văn, bài báo, tác phẩm, tên sách, v.v.

Cách gõ:

tổ hợp Shift < cho dấu mở và Shift > cho dấu đóng. khi gõ có thể bấm nút mũi tên trái và chọn 1,2,3 hoặc 4 để chuyển giữa 《》〈〉, kiểu như thế này

Chú ý: Nếu trong tên sách lại có tên sách, dấu đóng kép 《》 ở ngoài, dấu đóng đơn ở trong 〈〉.

#14. Dấu cách 间隔号 – ký hiệu ·

(dấu chấm chính giữa chiều dọc hàng chữ)

Cách dùng:

a) ngăn cách ngày tháng

b) ngăn cách tên họ người của một số dân tộc, quốc gia

Cách gõ:

tổ hợp Shift 2 , hoặc Shift \ (phím ngay phía trên phím Enter)

Ví dụ: 五·四运动

#15. Dấu nhấn mạnh 着重号 – ký hiệu ﹒

(là dấu chấm ở ngay dưới chữ cái, vị trí như dấu nặng trong tiếng Việt)

Cách dùng:

biểu thị bộ phận cần nhấn mạnh trong bài văn hoặc câu văn (dùng thay cho ký hiệu chữ in nghiêng)

Cách gõ:

Dấu này hiện không phổ biến lắm cũng như không được hỗ trợ trong nhiều chương trình nhập liệu. Nếu soạn thảo trong MS Word: bôi đen đoạn chữ cần nhấn mạnh, bấm tổ hợp Ctrl+Shift+F, mục Emphasis mark, như hình:dau cau tieng trung Dấu câu trong tiếng Trung: Cách gõ và Cách dùng chuẩn xác

Ví dụ:

vi du dau cau tieng trung Dấu câu trong tiếng Trung: Cách gõ và Cách dùng chuẩn xác

Dấu câu trong qua trình soạn thảo tiếng Trung là rất quan trọng. Nếu bạn đặt sai hoặc không đặt có thể văn bản sẽ khác ý nghĩa cũng giống như tiếng Việt đặt dấu sai

Ví dụ vui về đặt dấu trong tiếng Việt:

“Mẹ vào ca ba, con ngủ với dì” mà thành “Mẹ vào ca, ba con ngủ với dì

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.

⇒ Xem thêm bài:

Nguồn: tiengtrungonline.com
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Du Bao Ying

Du Bao Ying là giảng viên tại Trung tâm Chinese. Cô có bằng thạc sĩ về Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ Trung Quốc và đã dạy hàng nghìn sinh viên trong những năm qua. Cô ấy cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, giúp việc học tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn trên khắp thế giới.

One Comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Contact Me on Zalo