Từ điển Hán Việt trích dẫn [chữ Nôm]: Hướng dẫn sử dụng

Yêu cầu hệ thống

  • Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn chạy được trên hệ điều hành Windows (2000, XP), Linux & Macintosh (with Nôm image only) với những trình duyệt (web browser) hổ trợ Java Run-Time Environment 1.5 (JRE 1.5).Nếu máy của bạn chưa gắn JRE 1.5 thì lần đầu tiên sử dụng tự điển, một màn hình sẽ hiện ra và xin phép bạn được gắn JRE 1.5 vào máy của bạn.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấn vào đây: Get JRE 1.5 để tự gắn JRE vào máy của bạn.
  • Để hiển thị được chữ Việt và chữ Nôm (phần CJK), máy của bạn cần phải gắn font Arial Unicode MS (15 Meg). (Ghi chú: Trước khi download font về, xin xem trong máy bạn đã có cài sẵn font này chưa vì phần lớn các hệ điều hành mới như XP đã cài sẵn font này rồi)
  • TĐCNTD có thể hiển thị các chữ Nôm trong phần Extension A & B bằng 2 cách:
    1. Dùng Image: Dùng cách này thì bạn không cần phải gắn thêm font gì nữa, tuy nhiên cách này sẽ hiển thị các image của chữ Nôm tương đối chậm.
    2. Dùng Font: Dùng cách này thì các chữ Nôm sẽ hiển thị nhanh hơn, tuy nhiên bạn cần phải làm những bước sau đây: (Chỉ áp dụng được cho hệ điều hành Windows mà thôi.
      Gắn 2 bộ font HAN NOM A & HAN NOM B (High Resolution – 27 Meg) hay HAN NOM A & HAN NOM B (Low Resolution – 19 Meg). (Xin gắn bộ font High Resolution trước, nếu vì lý do gì bộ font này không thể cài đặt hay hiển thị chữ được thì mới gắn bộ font Low Resolution, còn nếu bộ font High Resolution chạy tốt thì không cần phải gắn bộ font Low Resolution).Lưu ý: Sau khi lấy bộ font về, cần phải dùng một nhu liệu để unzip dạng nén các font này trước khi cài đặt. Những nhu liệu unzip như 7-zipWinRAR, v.v… đều có thể unzip được.- Cài nhu liệu tiện ích: surreg.exe.- Nhấn vào cái registry file sau: setnom.reg
      Một màn hình sẽ hỏi: “Do you want to run or save this file?”, click vào nút [Run] Một màn hình khác sẽ hỏi: “Are you sure you want to add the information in ….”, click vào nút [Yes]- Khởi động lại hệ điều hành (Reboot system).
  • Sau đó, xin nhấn vào link Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn để bắt đầu sử dụng tự điển.

 Chức năng tổng quát

tdnom Từ điển Hán Việt trích dẫn [chữ Nôm]: Hướng dẫn sử dụng

banphim

Nếu chữ Nôm hiển thị dưới dạng ô vuông, nhấn vào nút [Thay bàn phím] để chọn hiển thị chữ Nôm bằng hình vẽ

Tìm chữ

1. Tìm theo âm Nôm

Nhấn vào ô tròn cạnh “Âm Nôm”, rồi gõ hoặc dán (paste) từ bảng chép (clipboard) một âm Nôm vào ô vàng, sau đó nhấn [enter].
Những chữ Nôm tìm được và các âm Nôm có trong Tự điển sẽ hiển thị trong ô cửa (window) màu xanh ở dưới ô vàng. Nhấn vào chữ Nôm tương ứng để xem chi tiết (bộ thủ, số nét, mã Unicode, cấu tạo chữ, và thí dụ) ở ô cửa (window) trắng bên phải. Trong ô cửa trắng, có thể nhấn chuột vào từng chữ trong thí dụ để xem thêm chi tiết về chữ đó.

2. Tìm theo mã Unicode

hlp tm Từ điển Hán Việt trích dẫn [chữ Nôm]: Hướng dẫn sử dụng

Nhấn vào ô tròn cạnh “Mã Unicode”, rồi gõ hoặc dán (paste) từ bảng chép (clipboard) một số Unicode, không cần “U+”, thí dụ: 6717, vào ô vàng, sau đó nhấn [enter].

3. Tìm theo chữ Unicode

hlp tu Từ điển Hán Việt trích dẫn [chữ Nôm]: Hướng dẫn sử dụng

Nhấn vào ô tròn cạnh “Chữ Unicode”, rồi gõ hoặc dán (paste) từ bảng chép (clipboard) một hoặc nhiều chữ Unicode, vào ô vàng, sau đó nhấn [enter]. Tự điển cho phép người dùng tìm nguyên cả một câu văn trong một tác phẩm nào đó

4. Tìm theo tập hợp chữ

hlp_th

Nhấn vào ô tròn cạnh “Tập hợp chữ”, rồi gõ hoặc dán (paste) từ bảng chép (clipboard) một tập hợp chữ, thí dụ 天上 , vào ô vàng, sau đó nhấn [enter].

Tra theo tập hợp chữ là một chức năng đặc biệt của Tự điển. Khi gõ hoặc dán (paste) từ bảng chép (clipboard) vào một tập hợp chữ, chương trình sẽ tìm hết trong “kho dữ liệu” (database) của Tự điển những chữ Nôm chứa các tập hợp chữ đó.

Thí dụ:
Gõ vào 天上 thì sẽ được các chữ Nôm sau:
Tương tự, 日月 sẽ ra: 厭嚈明腸腊胆膓萌

5. Tra theo số nét

hlp tn Từ điển Hán Việt trích dẫn [chữ Nôm]: Hướng dẫn sử dụng
Chọn bộ thủ trong danh sách bộ thủ (theo thứ tự abc), rồi chọn số nét còn lại.
Số nét còn lại = tổng số nét của chữ – [trừ] số nét của bộ thủ.
Nhấn chuột vào chữ Nôm tương ứng trong ô cửa (window) xanh để xem chi tiết (bộ thủ, số nét, mã Unicode, cấu tạo chữ, và thí dụ) trong ô cửa (window) trắng.

6. Tra theo bộ thủ

chart2 Từ điển Hán Việt trích dẫn [chữ Nôm]: Hướng dẫn sử dụng
Nhấn vào bộ thủ của chữ, rồi nhấn vào số nét còn lại.
Số nét còn lại = tổng số nét của chữ – [trừ] số nét của bộ thủ.

Nhấn chuột vào chữ Nôm tương ứng trong ô cửa (window) xanh

để xem chi tiết (bộ thủ, số nét, mã Unicode, cấu tạo chữ, và thí dụ) trong ô cửa (window) trắng.

Thắc mắc thường gặp (FAQs)

  • Khi tra âm Nôm, dùng cách gõ nào để gõ chữ Việt?Xin dùng phương pháp VIQR để gõ chữ Việt (Ví dụ: “Trăm năm trong cõi người ta”, thì gõ là: Tra(m na(m trong co~i ngu+o+`i ta).
    Tuy nhiên, bạn cũng có thể đổi cách gõ bằng cách nhấn vào nút [Thay bàn phím] để tự chọn phím gõ chữ Việt theo ý của bạn.
    Lưu ý: Khi sử dụng tự điển, xin tắt hết các bàn gõ chữ Việt ở ngoài như VPSKeys, UniKey, WinVNKey, v.v… vì tự điển đã có sẵn bàn phím gõ chữ Việt, nếu cả 2 bàn gõ cùng chạy 1 lúc thì sẽ tạo ra những trở ngại gõ chữ Việt.
  • Làm sao để gõ chữ Đ / đ vào ô vàng? Nếu bạn chọn D trong nút [Thay bàn phím] để gõ chữ Đ/đ, tắt bàn phím tiếng Việt trong máy hoặc đổi sang cách gõ “địa phương” (ví dụ: English) rồi gõ dd hoặc DD.
  • Gõ âm Nôm theo kiểu “thẩm mỹ” (hòa) hay kiểu mới (hoà)?Nên gõ theo kiểu “thẩm mỹ” (hòa), nhưng nếu tìm không ra chữ muốn tìm thì gõ thử cách kia. Chúng tôi đã sửa hầu hết các âm theo lối bỏ dấu “thẩm mỹ”, nhưng có thể có sơ sót. Tương tự, gặp các âm có chữ “i” (ti) hay “y” (ty) cũng nên thử cả hai cách.
  • Tại sao phải dùng 2 font (HAN NOM A & B) để hiển thị chữ Nôm?Tổ chức Unicode Consortium đã xếp đặt các chữ Nôm vào nhiều vùng khác nhau, vì thế cần phải có font tương ứng.
    HAN NOM A gồm các chữ trong các vùng do Unicode Consortium xếp đặt như sau :

    • Radicals Supplements [u+2F00 – u+2FD5 (214 chữ)]
    • CJK Unified Ideographs Extension A [u+3400 – u+4DB5 (6572 chữ)]
    • CJK Unified Ideographs [u+4E00 – u+9FA5 (20,832 chữ)]
    • Private Use Area [u+E000 … (các chữ chưa có số unicode do BBT tạm dùng trong TÐ CN TD)]. Trong tương lai, có thể các chữ này sẽ được Unicode cấp mã và xếp vào vùng HAN NOM C.

    HAN NOM B gồm các chữ trong vùng :

    • CJK Unified Ideographs Extension B [u+20000 – u+2A6D6 (42,702 chữ)]
    • Fillers used by font designers only [u+2A6D0 …]
  • Tại sao chữ có nhiều màu sắc khác nhau?Dùng để phân biệt chữ Nôm nằm trong những vùng khác nhau của mã Unicode.
    – (?) cho chữ trong vùng CJK Unified Ideographs extension B [HAN NOM B] – (㗂) cho chữ trong vùng CJK Unified Ideographs extension A [HAN NOM A] – (﨤) cho chữ trong vùng CJK Compatibility Ideographs [HAN NOM A] – () cho chữ trong vùng Private Use area [HAN NOM A] – (払) cho chữ trong vùng CJK Unified Ideographs [HAN NOM A]
  • Những chữ trong Private Use area không thấy có mã số trong Unihan database?Ðây là những chữ Nôm chưa có mã Unicode chính thức. Những chữ Nôm có mã số bắt đầu từ E000 là do font designer thiết lập nên. Những chữ này đang chờ được Unicode duyệt qua và cấp mã chính thức.
  • Xin giải thích ý nghĩa của dấu 〄 trong câu trích dẫn.Khi gặp một chữ Nôm chưa có mã Unicode, và trong lúc chờ đợi font designer cấp mã private tạm và vẽ chữ này trong bộ font. Mã E004 (〄) được tạm dùng để hiển thị chữ Nôm tạm này trong câu trích dẫn.
  • Xin giải thích ý nghĩa của ô vuông trong câu trích dẫn.Ðây là trường hợp chữ in hay chép sót trong bản Nôm, Ban Biên Tập trích dẫn, đọc theo văn cảnh, ghi trọn câu vì có nhiều chữ hay. Chữ này có số Unicode E000 trong bộ chữ HAN NOM A.
  • Cấu trúc chữ Nôm được ghi như thế nào?Có nhiều formats khác nhau miêu tả cấu trúc của chữ Nôm tùy từng loại chữ.
    Ý/Âm: chữ Hán âm Nôm (âm Hán).
    Ý/Âm: Chữ Hán (âm Hán), Ý/Âm Chữ Hán (âm Hán).
    Ý/Âm: Chữ Hán (âm Hán), Ý/Âm Chữ Nôm âm Nôm.
    Âm: Chữ Hán (âm Hán), dấu nháy.
  • Âm đọc trong ngoặc đơn nghĩa là gì?Âm ghi cạnh một chữ Hán/Nôm, không nằm trong ngoặc đơn, là âm Nôm của chữ, còn âm trong ngoặc đơn là âm Hán Việt của chữ đó.
    Thí dụ:
    Âm: 几 kẻ (kỷ): chữ 几 ở đây đọc là “kẻ”, âm Hán Việt là “kỷ” (giả tá).
    Âm: 几 kỷ (kỷ): chữ 几 ở đây đọc là “kỷ”, âm Hán Việt là “kỷ” (mượn nguyên chữ Hán).
    Ý: 几 ghế (kỷ): chữ 几 ở đây đọc là “ghế”, âm Hán Việt là “kỷ” (mượn ý).
    Ý: 口 (khẩu), âm:  trời: chữ “trời” là âm Nôm, chữ “khẩu” là âm Hán Việt.
  • Cấu trúc của xuất xứ ghi ra sao?Tên tác phẩm, nhà xuất bản, thời điểm xuất bản, trang/tờ, câu.
    Thời điểm xuất bản: ghi “năm” nếu biết chính xác, ghi “thế kỷ” nếu chỉ độ chừng.
    Nếu không có một chi tiết nào đó, thì thay bằng xxx.Thí dụ:
    Sãi Vãi TT, KNL, 1874, t. 12b.
    Nhị Ðộ Mai, QVÐ, XIX, t. 8, c. 13-14
    Hoa Tiên Ký, xxx, 1843, c. 101-102
  • Các chữ viết tắt ở phần cuối của xuất xứ nghĩa là gì ?t. viết tắt của tờ
    tr. viết tắt của trang
    c. viết tắt của câu
    d. viết tắt của dòng
    b. viết tắt của bài
  • Vì sao không thể cắt dán (cut & paste) dữ kiện từ trong TĐCNTD ra?Vì tính chất an ninh của Java applet, cut & paste không thể thực hiện được cho bản online. Tuy nhiên, mã Unicode của mỗi chữ trong tự điển sẽ hiện ra nếu bạn để mouse ngay trên vị trí của chữ đó, điều này có thể giúp cho bạn dùng chữ và mã của chữ đó một cách dễ dàng trong những application khác.
  • Vì sao có nhiều chữ Nôm có trong tự điển khác mà không có trong TĐCNTD?Hiện nay project TĐCNTD chỉ mới hoàn thành được khoảng 50%, vẫn còn được cập nhật liên tục hàng ngày. Ngoài ra, với mục đích tôn trọng tôn chỉ của TĐCNTD là các chữ trong tự điển phải được trích dẫn từ các văn liệu cổ, vì thế các chữ nào không có trong các văn liệu mà chúng tôi đã duyệt qua, các chữ đó sẽ không được nhập vào tự điển. Và … vẫn còn nhiều văn liệu chúng tôi chưa duyệt tới. Xin đợi.

Du Bao Ying

Du Bao Ying là giảng viên tại Trung tâm Chinese. Cô có bằng thạc sĩ về Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ Trung Quốc và đã dạy hàng nghìn sinh viên trong những năm qua. Cô ấy cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, giúp việc học tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn trên khắp thế giới.

One Comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Contact Me on Zalo