Ý nghĩa của tiết khí Mang chủng, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Ngũ cốc trổ bông. Đối với người nông dân Việt Nam, nó còn là khi người ta nhìn thấy chòm sao Tua Rua mọc.
Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓
Mang chủng hay Măng chủng là gì?
- Tiếng Hán: 芒種/芒种
- Bính âm: mángzhòng
Giải thích ý nghĩa: 芒: mầm, 种: danh từ: giống, động từ: giồng) là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 6 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 75° (kinh độ Mặt Trời bằng 75°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại.
Trích nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Mang_chung
Theo quy ước, tiết mang chủng là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 5 hay 6 tháng 6 khi kết thúc tiết tiểu mãn và kết thúc vào khoảng ngày 21 hay 22 tháng 6 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết hạ chí bắt đầu.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Mang chủng nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời.
Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì thời điểm bắt đầu hay diễn ra tiết mang chủng ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 75°.
Ngày diễn ra hay bắt đầu tiết mang chủng do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 5 hay 6 tháng 6 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước mang chủng là tiểu mãn và tiết khí kế tiếp sau là hạ chí.
Đặc điểm của tiết Mang Chủng
Thời điểm ngũ cốc chờ thu hoạch
Do đặc điểm khí hậu đa dạng, tiết Mang chủng tại Việt Nam có nơi bắt đầu mùa gặt, có nơi lại bắt đầu gieo trồng vụ mới. Dân gian có câu: “Tiết Mang Chủng mau mau trồng trọt”.
Người nông dân nên tranh thủ thời tiết mưa nhiều, nhiệt ẩm cao để gieo cấy, nếu chậm thì nhiệt độ không đủ, thời gian sinh trưởng của lúa bị ngắn lại nên dễ gặp sâu bệnh, sản lượng không cao. Đây cũng là thời điểm thích hợp để trồng khoai lang.
Nghi lễ gieo mạ
Người dân làm lễ cúng tế, dâng lên ngũ cốc, hoa màu, gia súc để cầu mong sức khỏe, bình an và mùa màng bội thu.
Mùa hái quả
Các tỉnh vùng cao của Việt Nam như Sơn La, Yên Bái,… đây là thời điểm mận chín cây và được thu hoạch. Còn các tỉnh ở phía Bắc lại tổ chức lễ hái vải vì loại quả này chỉ rộ lên trong thời điểm Mang Chủng, sang Hạ Chí sẽ vãn dần.
Ý nghĩa tiết Mang chủng theo ngũ hành, phong thủy
Theo góc độ ngũ hành, tháng 5 âm lịch là tháng Ngọ, phương vị chính Nam, thuộc quẻ Ly trong hậu thiên bát quái đồ. Quẻ Ly thuộc hành Hỏa, chi Ngọ thuộc dương Hỏa, đây chính là phương vị Hỏa khí cực thịnh. Hỏa khí được trường sinh tại Dần, đế vượng tại Ngọ và nhập kho tại Tuất.
Những người sinh từ tiết Mang Chủng trở đi có Hỏa khí rất thịnh, thường coi trọng lễ nghĩa, biết cư xử có phép tắc, lễ độ, tính cách nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn, hấp tấp, nóng tính và tính tình đa cảm, rất dễ xúc động, lúc nóng lúc lạnh.
Đối với người hợp với mệnh Hỏa thì sức khỏe ổn định, tâm lý vui vẻ, nhiệt huyết, thăng tiến trong sự nghiệp và kinh doanh phát đạt. Những người kỵ hành Hỏa thì sức khỏe suy nhược, tâm lý căng thẳng, hành động vội vã, hấp tấp, thiếu cẩn thận, nặng thì hao tốn tiền bạc, bệnh tật triền miên…
Theo Kinh dịch, tháng 5 âm lịch ứng với quẻ Thiên Phong Cấu. Quẻ Cấu gồm năm hào dương ở trên, một hào âm ở dưới, trên là Trời, dưới là Gió, là một quẻ cát.
Năm hào âm tượng trưng cho lẽ phải, tri thức, đạo lý, một hào âm ở dưới tượng trưng cho tầng lớp thấp, ngụ ý là đạo lớn được ban bố khắp muôn nơi, dân chúng vui vẻ noi theo…
Trên đây Chinese đã giải thích ý nghĩa của tiết Mang chủng. Các bạn có thể xem tổng hợp giải nghĩa của các từ Hán Việt khác
→ Bài hát có cùng tên Mang chủng