Tam tự Kinh bài 2: Cẩu bất giáo – Tích Mạnh mẫu

Cẩu bất giáo

***Xem lại bài 1: Nhân chi sơ, Tính bản thiện

苟不教,性乃迁
gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān
Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.

教之道,贵以专
jiào zhī dào, guì yǐ zhuān
Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên

cau bat giao

GIẢI NGHĨA
Nếu họ chẳng được giáo hóa, tánh họ bèn dời đổi
Về cái đạo dạy con thì quý ở sự chuyên cần.
Bởi vậy cho nên nếu chẳng có sự giáo hóa của cha, của thầy thì cái tánh lành ban đầu sẽ dời qua tánh dữ, biến chuyển theo cảnh xấu chung quanh.

Tích Mạnh mẫu

昔孟母,择邻处
xī mèng mǔ, zé lín chǔ
Tích Mạnh mẫu; Trạch lân xứ,

子不学,断机杼
zǐ bù xué, duàn jī zhù
Tử bất học; Đoạn cơ trữ.

窦燕山,有义方
dòu yān shān, yǒu yì fāng
Đậu Yên sơn; Hữu nghĩa phương,

教五子,名俱扬
jiào wǔ zǐ, míng jù yáng
Giáo ngũ tử; Danh cụ dương.
TICH MANH MAU

GIẢI NGHĨA
Như thuở xưa, bà mẹ thầy Mạnh lựa láng giềng để ở con chẳng chịu học, bà chặt gãy cả khung cửi và thoi dệt.
Lại như ông Yên sơn họ Đậu là người có nghĩa lý phép tắc, dạy năm con đều nổi tiếng tăm.
Thầy Mạnh tử tên là Kha, tự Tử Dư, nguyên là dòng giống họ Mạnh Tôn, nhà Đại phu nước Lỗ, về sau dời qua ở nước Châu (ấp Trâu).
Cha là Khích công Nghi, mẹ là Cừu thị, người đời Đông Châu Chiến quốc (403-221 trước Dương lịch).
Ông thác sớm, bà thủ tiết, dạy thầy Mạnh rất chuyên cần: lựa chọn hàng xóm hạp với sự học, ba lần dời, tới bên trường học mới ở.
Thầy Mạnh thuở nhỏ theo học với đệ tử ông Tử Tư, một ngày kia chán mỏi trở về; nhằm lúc bà đương dệt cửi, thấy con biếng học thì giận mà chặt đứt cả khung cửi và thoi dệt. Thầy Mạnh sợ hãi, quì mà hỏi cớ, bà trách mắng rằng: “Nghề dệt cửi phải chắp nối từng sợi tơ mới thành tấm hàng là đồ dùng được. Việc học của mầy cũng vậy, phải tiếp nối ngày tháng mới có thể thành tài.
Nay mầy làm biếng mà bỏ bẵng đi, có khác gì cái khung cửi của ta chặt đứt ngang hay chăng?” Từ đó thầy Mạnh phải chăm chỉ học hành, trở nên trang đại hiền, làm ra sách Mạnh tử.
Ông họ Đậu, tên Vũ Quân, người U Châu, nhân đất ấy thuộc nước Yên đời Châu, cho nên đặt tên hiệu là Yên sơn. Người đời Hậu Tấn (Ngũ đại 936-946), sanh năm con là: Nghi, Nghiêm, Khản, Xứng, Hy, do ông đem nghĩa phương dạy rất chuyên cần, nên đều đặng thành danh, làm nên quan sang đời ấy.

Xem video:

Xem bài 3: Dưỡng bất giáo – Ngọc bất trác
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

Nguồn: www.chinese.edu.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

.

Du Bao Ying

Du Bao Ying là giảng viên tại Trung tâm Chinese. Cô có bằng thạc sĩ về Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ Trung Quốc và đã dạy hàng nghìn sinh viên trong những năm qua. Cô ấy cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, giúp việc học tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn trên khắp thế giới.

2 Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Contact Me on Zalo