孝经通 HIẾU KINH THÔNG
Xem lại bài 9:论语者 LUẬN NGỮ GIẢ – 作中庸 TÁC TRUNG DUNG
四书熟。 TỨ THƯ THỤC.
如六经, NHƯ LỤC KINH,
始可读。 THỦY KHẢ ÐỘC.
诗书易, THI THƯ DỊCH,
礼春秋。 LỄ XUÂN THU.
号六经, HIỆU LỤC KINH,
当讲求。 ÐƯƠNG GIẢNG CẦU.
Dịch nghĩa
“Hiếu kinh” đã thông, “Tứ thư” đã thuộc, rồi mới nên đọc Lục kinh.
Kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu, kêu là Lục Kinh, nên giảng tìm lấy nghĩa lý.
________________
Xem video 孝经通 HIẾU KINH THÔNG
有连山, HỮU LIÊN SƠN
有归藏。 HỮU QUI TÀNG.
有周易, HỮU CHÂU DỊCH,
三易详。 TAM DỊCH XƯƠNG.
有典谟, HỮU ÐIỂN MÔ,
有训诰。 HỮU HUẤN CÁO.
有誓命, HỮU THỆ MỆNH,
书之奥。 THƯ CHI ÁO.
Giải nghĩa
Có “Liên sơn”, có “Quy tàng”, có “Châu dịch”, ba kinh ấy nên hiểu rõ.
Có những thiên: Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh thì chứa nghĩa sâu của kinh Thư.
________________
Kinh Dịch là bộ sách dùng để coi quẻ, do vua Phục Hy đời thượng cổ coi đồ sông Hà hoạch ra tám quẻ là: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, rồi mỗi quẻ chồng lên thành 8, là 64 quẻ; mỗi quẻ 6 hào, cộng là 384 hào. Nguyên do lý ấy, qua đời nhà Hạ làm kinh Dịch, để quẻ Cấn lên đầu, kêu là kinh Dịch Liên Sơn, nghĩa là liền dãy núi, vì núi là tượng quẻ Cấn.
Kế qua đời Thương làm kinh Dịch, để quẻ Khôn lên đầu, kêu là kinh Dịch Quy Tàng, nghĩa là muôn vật về giấu ở đất, vì đất là tượng quẻ Khôn. Đến đời nhà Châu, vua Văn Vương do tượng quẻ của vua Phục Hy, đặt ra lời hào; kêu là kinh Châu Dịch. Ấy là ba kinh Dịch, nhưng đời sau thì chuyên theo Châu Dịch.
Kinh Thượng thư 尚書 là bộ sách chép việc năm đời: Đường, Ngu, Hạ, Thương, Châu,
có những thiên: Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh. Đức Khổng tử san thuật lại, tất cả có 100 thiên. Tần Thủy Hoàng đốt đi mất, qua đời Hán sưu tập lại, còn có 58 thiên.
Xem video 有连山 HỮU LIÊN SƠN
*** Xem tiếp bài 11: 我姬公 NGÃ CƠ CÔNG – 曰国风 VIẾT QUỐC PHONG
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi
Nguồn: www.chinese.com.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
.